Vai trò của âm thanh với thai nhi (Kì 1)
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Vai trò của âm thanh với thai nhi (Kì 1)
Ngay từ thời xa xưa, âm nhạc đã đóng vai trò quan trọng trong các nền
văn hóa khác nhau. Nó có ảnh hưởng sâu sắc đến thể chất, tinh thần,
tình cảm và tâm hồn của con người. Nhưng chỉ đến thế kỷ này, âm nhạc
mới bắt đầu gây được sự chú ý với các nhà khoa học.
Nghiên cứu được thực hiện bởi trường ĐH California ở Irvane cho biết nhạc
Mozart có thể tác động đến khả năng toán học và không gian của trẻ.
Trên Thời báo LA (11/9/1998) có một bài phóng sự về nghiên cứu thần kinh
- sinh học đã chỉ ra rằng “không thể phủ nhận rằng có một môn gọi là sinh học của âm nhạc”.
Âm nhạc được sinh ra là để đóng vai trò tích cực đối với tương lai của
y học. Những ý kiến dưới đây sẽ cho thấy tầm ảnh hưởng của âm nhạc đến
sự phát triển ban đầu của chúng ta.
Tác động của âm thanh
Michel Odent, tiến sỹ Y học, cho rằng phụ nữ cần phải hát ru con mình, tuy nhiên, quá trình y học hóa
khi sinh đã làm xáo trộn việc này. Trong quá khứ, tất cả phụ nữ trên
thế giới đều hát ru cho con mình. Điều này thực sự quan trọng khi mà
chúng ta đều biết rằng thai nhi bắt đầu hình thành thứ ngôn ngữ đầu
tiên của mình khi còn trong bụng mẹ. Những biến tố trong tiếng mẹ đẻ
được truyền tải thông qua lời nói và và đặc biệt là các bài hát. Giọng
hát bao giờ cũng dải tần số rộng hơn giọng nói. Trên thực tế, những
nghiên cứu ở các bộ môn khác như ngôn ngữ học và âm nhạc đã chỉ ra rằng
có những lúc nói lại trở thành hát và như vậy, trong nói và hát thì hát
có trước. Những đứa trẻ có mẹ bị điếc sẽ không bao giờ có được những
bài học quan trọng này trong quá trình phát triển ngôn ngữ của mình.
TS.Alfred Tomatis là người Pháp đầu tiên đi tiên phong trong việc nói
rằng ông rất thích thú khi biết đối với loài chim biết hót, nếu trong
quá trình ấp trứng, chim mẹ không hót thì chim con sau này sẽ không
biết hót. Những gì đứa trẻ học được khi còn trong bụng mẹ là các mẫu âm
điệu và tần số của ngôn ngữ mình. Tần số là cao độ âm thanh tính theo
Hertz (Hz), từ 16-20,000 Hz. Đối với một đứa trẻ khi còn trong bụng mẹ
thì giọng nói của mẹ mình bao giờ cũng chính xác và dễ nghe hơn so với
giọng nói của những người khác, đặc biệt là những giọng nói có tần số
cao hơn. Theo ông Rubel (1984), thai nhi sẽ có phản ứng với âm thanh có tần số thấp trước,
sau đó mới đến âm thanh có tần số cao hơn. Verny cùng rất nhiều người khác nhận thấy rằng
trẻ em thường yêu thích những câu chuyện, giai điệu hay bài thơ mà chúng được nghe khi còn trong bụng
mẹ. Khi người mẹ đọc to lên, đứa trẻ sẽ tiếp nhận âm thanh thông qua
tính dẫn thanh của xương. TS. Henry Truby, GS danh dự về Trẻ em và Ngôn
ngữ của ĐH Miami, chỉ ra rằng sau tháng thứ 6, thai nhi bắt đầu cử động
theo nhịp điệu khi nói của người mẹ và quang phổ ghi nhận tiếng khóc
đầu tiên của đứa trẻ đẻ non khi mới 28 tuần tuổi cũng phù hợp với giọng
nói của người mẹ. Những yếu tố của âm nhạc như cao độ, âm sắc, cường độ
và nhịp điệu cũng chính là những yếu tố được dùng khi nói. Chính vì
thế, âm nhạc sẽ giúp chuẩn bị cho tai, cơ thể và bộ não khả năng nghe,
tổng hợp và phát âm. Có thể coi âm nhạc như một thứ tiền ngôn ngữ nuôi
dưỡng và kích thích đến toàn bộ con người, có ảnh hưởng đến cơ thể, cảm
xúc, trí tuệ và phát triển khả năng thưởng thức vẻ đẹp từ bên trong,
xác nhận và đánh thức những phẩm chất không thể diễn tả bằng lời được
của chúng ta.
Có vẻ như nghiên cứu của Polverini-Rey (1992) đã chỉ ra rằng thai nhi
trong bụng mẹ thường nhạy cảm và thích được vỗ về bởi những bài hát ru.
Nghệ sỹ violon nổi tiếng người Anh Yehudi Menuhin tin rằng khả năng âm
nhạc của mình phần lớn là nhờ cha mẹ ông đã hát và chơi nhạc từ trước
khi ông sinh ra.
Âm thanh và việc học hỏi giai đoạn trong bụng mẹ
Mối liên hệ mạnh mẽ giữa âm thanh/âm nhạc và khả năng nhớ/học hỏi giai đoạn
trước khi sinh đã được làm sáng tỏ bởi những nghiên cứu chính thức,
những cuộc quan sát cha mẹ, những ghi chép lâm sàng và những báo cáo.
Chamberlain (1998) đã sử dụng khái niệm của Howard Gardner về các kiểu
trí thông minh để làm bằng chứng cho khả năng âm nhạc bẩm sinh. Việc
được nghe nhạc sau khi sinh khiến cho nhịp tim và cử động của trẻ giảm
đi đáng kể và chuyển sang trạng thái đáng báo động hơn. Trong khi đó,
Shetler (1989) ghi nhận rằng 33% chủ đề về thai nhi trong nghiên cứu
của ông thể hiện những phản ứng trái ngược nhau với những nhịp trống
trong các thể loại nhạc nhanh và chậm khác nhau. Đây có thể là phản ứng
đầu tiên và cơ bản nhất của thai nhi với âm nhạc.
Bằng chứng mới cho việc phát triển trí thông minh giai đoạn trước khi sinh
được tìm ra bởi William Sallenbach (1984), người đã có những quan sát
sâu sắc và hệ thống về chính hành động của con gái mình tuần thứ 32 đến
34 khi còn trong bụng mẹ. Cho đến gần đầy, phần lớn các nghiên cứu về
những quá trình học hỏi từ sớm được tìm thấy ở các lĩnh vực về dân số,
địa vị hoặc các chuỗi dấu vết. Tuy nhiên, Sallenbach quan sát thấy rằng
ở quý cuối của quá trình mang thai, trạng thái học hỏi của thai nhi cho
thấy sự chuyển biến từ trừu tượng hoá và khái quát hoá sang cụ thể hoá
và khác biệt hoá. Trong quá trình liên kết dùng âm nhạc, người ta thấy
thai nhi di chuyển tay một cách nhẹ nhàng. Trong một buổi diễn âm nhạc
đặc biệt có bao gồm cả loại nhạc không hoà âm, chủ thể có phản ứng nhịp
nhàng hơn với các cử động lăn qua lăn lại. Tương tự, ở các lớp âm nhạc
trước khi sinh, Sister Lorna Zemke phát hiện rằng thai nhi có phản ứng
nhịp nhàng với nhịp lắc hông của người mẹ.
Từ những nghiên cứu trên, chúng ta có thể cho rằng thai nhi thích nghe mẹ
hát ru hoặc một đoạn nhạc nhẹ nhàng của thể loại Baroque như nhạc của
Vivaldi, Teleman và Handel, những loại nhạc có nhịp trống gần giống
nhịp tim của chúng ta khi nghỉ. Nghiên cứu gần đầy cũng chỉ ra rằng một
đứa trẻ 4 tháng tuổi thường thích âm nhạc du dương hơn là ồn ào. Tuy
nhiên, điều này cũng tạo ra sự lựa chọn phong phú cho thể loại âm nhạc
mà cả mẹ và bé đều thích nghe. Tất nhiên mục đích lớn nhất của chúng ta
không phải là giúp tạo nên các thiên tài âm nhạc mà giúp con người phối
hợp nhịp nhàng từ thể chất, tình cảm, trí tuệ đến tâm hồn.
(Theo LifeBeforeBirth)
(Đón đọc) Vai trò của âm nhạc với thai nhi (Kỳ2) >> https://muare.forum-viet.com/forum-f3/topic-t315.htm
Phát triển TRÍ TUỆ của bé với BABY EINSTEIN >>https://muare.forum-viet.com/forum-f7/topic-t26.htm
văn hóa khác nhau. Nó có ảnh hưởng sâu sắc đến thể chất, tinh thần,
tình cảm và tâm hồn của con người. Nhưng chỉ đến thế kỷ này, âm nhạc
mới bắt đầu gây được sự chú ý với các nhà khoa học.
Nghiên cứu được thực hiện bởi trường ĐH California ở Irvane cho biết nhạc
Mozart có thể tác động đến khả năng toán học và không gian của trẻ.
Trên Thời báo LA (11/9/1998) có một bài phóng sự về nghiên cứu thần kinh
- sinh học đã chỉ ra rằng “không thể phủ nhận rằng có một môn gọi là sinh học của âm nhạc”.
Âm nhạc được sinh ra là để đóng vai trò tích cực đối với tương lai của
y học. Những ý kiến dưới đây sẽ cho thấy tầm ảnh hưởng của âm nhạc đến
sự phát triển ban đầu của chúng ta.
Tác động của âm thanh
Michel Odent, tiến sỹ Y học, cho rằng phụ nữ cần phải hát ru con mình, tuy nhiên, quá trình y học hóa
khi sinh đã làm xáo trộn việc này. Trong quá khứ, tất cả phụ nữ trên
thế giới đều hát ru cho con mình. Điều này thực sự quan trọng khi mà
chúng ta đều biết rằng thai nhi bắt đầu hình thành thứ ngôn ngữ đầu
tiên của mình khi còn trong bụng mẹ. Những biến tố trong tiếng mẹ đẻ
được truyền tải thông qua lời nói và và đặc biệt là các bài hát. Giọng
hát bao giờ cũng dải tần số rộng hơn giọng nói. Trên thực tế, những
nghiên cứu ở các bộ môn khác như ngôn ngữ học và âm nhạc đã chỉ ra rằng
có những lúc nói lại trở thành hát và như vậy, trong nói và hát thì hát
có trước. Những đứa trẻ có mẹ bị điếc sẽ không bao giờ có được những
bài học quan trọng này trong quá trình phát triển ngôn ngữ của mình.
TS.Alfred Tomatis là người Pháp đầu tiên đi tiên phong trong việc nói
rằng ông rất thích thú khi biết đối với loài chim biết hót, nếu trong
quá trình ấp trứng, chim mẹ không hót thì chim con sau này sẽ không
biết hót. Những gì đứa trẻ học được khi còn trong bụng mẹ là các mẫu âm
điệu và tần số của ngôn ngữ mình. Tần số là cao độ âm thanh tính theo
Hertz (Hz), từ 16-20,000 Hz. Đối với một đứa trẻ khi còn trong bụng mẹ
thì giọng nói của mẹ mình bao giờ cũng chính xác và dễ nghe hơn so với
giọng nói của những người khác, đặc biệt là những giọng nói có tần số
cao hơn. Theo ông Rubel (1984), thai nhi sẽ có phản ứng với âm thanh có tần số thấp trước,
sau đó mới đến âm thanh có tần số cao hơn. Verny cùng rất nhiều người khác nhận thấy rằng
trẻ em thường yêu thích những câu chuyện, giai điệu hay bài thơ mà chúng được nghe khi còn trong bụng
mẹ. Khi người mẹ đọc to lên, đứa trẻ sẽ tiếp nhận âm thanh thông qua
tính dẫn thanh của xương. TS. Henry Truby, GS danh dự về Trẻ em và Ngôn
ngữ của ĐH Miami, chỉ ra rằng sau tháng thứ 6, thai nhi bắt đầu cử động
theo nhịp điệu khi nói của người mẹ và quang phổ ghi nhận tiếng khóc
đầu tiên của đứa trẻ đẻ non khi mới 28 tuần tuổi cũng phù hợp với giọng
nói của người mẹ. Những yếu tố của âm nhạc như cao độ, âm sắc, cường độ
và nhịp điệu cũng chính là những yếu tố được dùng khi nói. Chính vì
thế, âm nhạc sẽ giúp chuẩn bị cho tai, cơ thể và bộ não khả năng nghe,
tổng hợp và phát âm. Có thể coi âm nhạc như một thứ tiền ngôn ngữ nuôi
dưỡng và kích thích đến toàn bộ con người, có ảnh hưởng đến cơ thể, cảm
xúc, trí tuệ và phát triển khả năng thưởng thức vẻ đẹp từ bên trong,
xác nhận và đánh thức những phẩm chất không thể diễn tả bằng lời được
của chúng ta.
Có vẻ như nghiên cứu của Polverini-Rey (1992) đã chỉ ra rằng thai nhi
trong bụng mẹ thường nhạy cảm và thích được vỗ về bởi những bài hát ru.
Nghệ sỹ violon nổi tiếng người Anh Yehudi Menuhin tin rằng khả năng âm
nhạc của mình phần lớn là nhờ cha mẹ ông đã hát và chơi nhạc từ trước
khi ông sinh ra.
Âm thanh và việc học hỏi giai đoạn trong bụng mẹ
Mối liên hệ mạnh mẽ giữa âm thanh/âm nhạc và khả năng nhớ/học hỏi giai đoạn
trước khi sinh đã được làm sáng tỏ bởi những nghiên cứu chính thức,
những cuộc quan sát cha mẹ, những ghi chép lâm sàng và những báo cáo.
Chamberlain (1998) đã sử dụng khái niệm của Howard Gardner về các kiểu
trí thông minh để làm bằng chứng cho khả năng âm nhạc bẩm sinh. Việc
được nghe nhạc sau khi sinh khiến cho nhịp tim và cử động của trẻ giảm
đi đáng kể và chuyển sang trạng thái đáng báo động hơn. Trong khi đó,
Shetler (1989) ghi nhận rằng 33% chủ đề về thai nhi trong nghiên cứu
của ông thể hiện những phản ứng trái ngược nhau với những nhịp trống
trong các thể loại nhạc nhanh và chậm khác nhau. Đây có thể là phản ứng
đầu tiên và cơ bản nhất của thai nhi với âm nhạc.
Bằng chứng mới cho việc phát triển trí thông minh giai đoạn trước khi sinh
được tìm ra bởi William Sallenbach (1984), người đã có những quan sát
sâu sắc và hệ thống về chính hành động của con gái mình tuần thứ 32 đến
34 khi còn trong bụng mẹ. Cho đến gần đầy, phần lớn các nghiên cứu về
những quá trình học hỏi từ sớm được tìm thấy ở các lĩnh vực về dân số,
địa vị hoặc các chuỗi dấu vết. Tuy nhiên, Sallenbach quan sát thấy rằng
ở quý cuối của quá trình mang thai, trạng thái học hỏi của thai nhi cho
thấy sự chuyển biến từ trừu tượng hoá và khái quát hoá sang cụ thể hoá
và khác biệt hoá. Trong quá trình liên kết dùng âm nhạc, người ta thấy
thai nhi di chuyển tay một cách nhẹ nhàng. Trong một buổi diễn âm nhạc
đặc biệt có bao gồm cả loại nhạc không hoà âm, chủ thể có phản ứng nhịp
nhàng hơn với các cử động lăn qua lăn lại. Tương tự, ở các lớp âm nhạc
trước khi sinh, Sister Lorna Zemke phát hiện rằng thai nhi có phản ứng
nhịp nhàng với nhịp lắc hông của người mẹ.
Từ những nghiên cứu trên, chúng ta có thể cho rằng thai nhi thích nghe mẹ
hát ru hoặc một đoạn nhạc nhẹ nhàng của thể loại Baroque như nhạc của
Vivaldi, Teleman và Handel, những loại nhạc có nhịp trống gần giống
nhịp tim của chúng ta khi nghỉ. Nghiên cứu gần đầy cũng chỉ ra rằng một
đứa trẻ 4 tháng tuổi thường thích âm nhạc du dương hơn là ồn ào. Tuy
nhiên, điều này cũng tạo ra sự lựa chọn phong phú cho thể loại âm nhạc
mà cả mẹ và bé đều thích nghe. Tất nhiên mục đích lớn nhất của chúng ta
không phải là giúp tạo nên các thiên tài âm nhạc mà giúp con người phối
hợp nhịp nhàng từ thể chất, tình cảm, trí tuệ đến tâm hồn.
(Theo LifeBeforeBirth)
(Đón đọc) Vai trò của âm nhạc với thai nhi (Kỳ2) >> https://muare.forum-viet.com/forum-f3/topic-t315.htm
Phát triển TRÍ TUỆ của bé với BABY EINSTEIN >>https://muare.forum-viet.com/forum-f7/topic-t26.htm
Similar topics
» Nhà phân phối thiết bị âm thanh hội nghị, âm thanh chuyên dụng hàng đầu
» Thai giáo - những điều cần biết
» Thai phụ dùng gừng không có lợi cho thai nhi
» Thai giáo - những điều cần biết
» Thai phụ dùng gừng không có lợi cho thai nhi
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Mon 05 Oct 2015, 7:51 pm by giaychuotkhoet
» Hộp đựng đa năng trong phòng tắm và các đồ dụng tiện llợi khác
Wed 22 Jul 2015, 1:23 am by aloonline1987
» gel bôi trơn ấm áp warm lovin
Tue 19 May 2015, 4:24 pm by shopnguoilon_sg
» màng film tránh thai vcf dành cho chị em
Tue 19 May 2015, 4:19 pm by shopnguoilon_sg
» màng film tránh thai vcf dành cho chị em
Tue 19 May 2015, 4:17 pm by shopnguoilon_sg
» stud 100 khẳng định đẳng cấp phái mạnh
Fri 15 May 2015, 11:25 am by shopnguoilon_sg
» Lover aider máy mát xa dành cho nữ
Fri 15 May 2015, 11:23 am by shopnguoilon_sg
» cung cấp máy ép dĩa chất lượng
Fri 17 Apr 2015, 2:15 pm by huyenrio
» Máy in hình lên ly
Wed 25 Mar 2015, 2:44 pm by huyenrio
» Máy in hình lên áo
Wed 25 Mar 2015, 2:43 pm by huyenrio
» trang trí cây thông noel ở vinh,cho thuê cây thông noel ở vinh,chuyển quà noel ở vinh
Fri 28 Nov 2014, 8:44 am by sunflowerhn83
» Máy in hạn sử dụng DMJ-B chính hãng, giá sốc
Thu 02 Oct 2014, 9:40 am by phamlinhnd1010
» Dạy cắm hoa chuyên nghiệp,dạy cắm hoa nghệ thuật,dạy cắt tỉa của quả ở T.p Vinh Nghệ An
Tue 30 Sep 2014, 10:10 am by haiha131276
» công ty Yên Phát chuyên phân phối, lắp đặt camera chính hãng giá rẻ nhất miền Bắc.
Fri 26 Sep 2014, 10:57 am by phamlinhnd1010
» HOT! Chung cư mini Xuân Đỉnh ở ngay giá chỉ từ 690 triệu 1 căn
Fri 26 Sep 2014, 10:44 am by xuantruong23